Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về phương diện này. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũng như là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng vớitiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha).
Thuật ngữ và khái niệm và người Trung Quốc sử dụng để phân biệt văn nói và văn viết không giống với phương Tây do những sự khác biệt về phát triển chính trị và xã hội ở Trung Quốc so với châu Âu. Mặc dù châu Âu phân chia thành nhiều nhà nước-quốc gia dựa trên khác biệt về ngôn ngữ sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, Trung Quốc vẫn giữ được thống nhất về văn hoá và chính trị vào cùng thời kỳ đó và duy trì được thứ ngôn ngữ viết chung trong suốt thời kỳ lịch sử của nó dù trên thực tế sự đa dạng trong ngôn ngữ nói của Trung Quốc có thể sánh như châu Âu. Do đó, người Trung Quốc phân biệt rõ giữa "văn viết" (wén; 文) và "văn nói" (yǔ; 語). Như vậy, quan niệm về sự thống nhất và khác biệt giữa văn viết và các dạng văn nói ở phương Tây rõ rệt hơn là ở Trung Quốc.
Thuật ngữ và khái niệm và người Trung Quốc sử dụng để phân biệt văn nói và văn viết không giống với phương Tây do những sự khác biệt về phát triển chính trị và xã hội ở Trung Quốc so với châu Âu. Mặc dù châu Âu phân chia thành nhiều nhà nước-quốc gia dựa trên khác biệt về ngôn ngữ sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, Trung Quốc vẫn giữ được thống nhất về văn hoá và chính trị vào cùng thời kỳ đó và duy trì được thứ ngôn ngữ viết chung trong suốt thời kỳ lịch sử của nó dù trên thực tế sự đa dạng trong ngôn ngữ nói của Trung Quốc có thể sánh như châu Âu. Do đó, người Trung Quốc phân biệt rõ giữa "văn viết" (wén; 文) và "văn nói" (yǔ; 語). Như vậy, quan niệm về sự thống nhất và khác biệt giữa văn viết và các dạng văn nói ở phương Tây rõ rệt hơn là ở Trung Quốc.
Ảnh hưởng đối với các ngôn ngữ khác
Tại Trung Quốc tiếng Quan Thoại được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra còn có tiếng Quảng Đông được sử dụng tại tỉnh Quảng Đông, đặc khu Hồng Kông, tiếng Ngô sử dụng tại tỉnh Triết Giang, tiếng Mân tại tỉnh Phúc Kiến v.v., đây là những phương ngôn (tiếng địa phương).
Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán.
Về mặt phát âm những phương ngôn này có nhiều từ ngữ phát âm giống tiếng Quan Thoại hoàn toàn, một số chỉ đọc hơi giống và cũng có những từ phát âm khác xa tiếng Quan Thoại. Các phương ngôn trên có cách phát âm đa dạng hơn tiếng Quan Thoại do đó từ đồng âm trong những phương ngôn này cũng ít hơn.
Tiếng Việt có từ Hán-Việt, trong tiếng Triều Tiên thì có từ Hán Triều và tiếng Nhật có từ Hán Hòa. Tất cả những từ này đều có cách phát âm giống 50%-100% tiếng Quan Thoại hoặc các phương ngôn khác. Ví dụ từ "thủy" phát âm (nguyên âm) giống tiếng Quan Thoại, từ "trúc" lại phát âm (cả từ) giống tiếng Quảng Đông. Từ Hán Triều và Hán Hòa phát âm giống tiếng Quan Thoại và các phương ngôn tiếng Trung Quốc hơn từ Hán-Việt.
Về mặt chữ viết thì chỉ có một loại chữ duy nhất đó là chữ Hán.
Về mặt phát âm những phương ngôn này có nhiều từ ngữ phát âm giống tiếng Quan Thoại hoàn toàn, một số chỉ đọc hơi giống và cũng có những từ phát âm khác xa tiếng Quan Thoại. Các phương ngôn trên có cách phát âm đa dạng hơn tiếng Quan Thoại do đó từ đồng âm trong những phương ngôn này cũng ít hơn.
Tiếng Việt có từ Hán-Việt, trong tiếng Triều Tiên thì có từ Hán Triều và tiếng Nhật có từ Hán Hòa. Tất cả những từ này đều có cách phát âm giống 50%-100% tiếng Quan Thoại hoặc các phương ngôn khác. Ví dụ từ "thủy" phát âm (nguyên âm) giống tiếng Quan Thoại, từ "trúc" lại phát âm (cả từ) giống tiếng Quảng Đông. Từ Hán Triều và Hán Hòa phát âm giống tiếng Quan Thoại và các phương ngôn tiếng Trung Quốc hơn từ Hán-Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét